Viêm khớp gối: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

viem khop goi

Viêm khớp gối gây ra nhiều vấn đề đau nhức, khó chịu nhưng người bệnh lại thường xem nhẹ và chủ quan mà không biết rằng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Bài viết bên dưới sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về những thông tin liên quan đến vấn đề viêm khớp gối.

Viêm khớp gối là gì?

Khớp gối là nơi tiếp giáp của các xương chính bao gồm xương bánh chè, xương ống chân và xương đùi. Ở các đầu xương sẽ có sụn bao bọc hỗ trợ cho khớp hoạt động linh hoạt hơn. 

Viêm khớp gối là tình trạng mà phần xương sụn trơn bị thô đi, mòn và không còn trơn tru nữa. Từ đó, các khớp sẽ bị cọ xát vào nhau, tạo nên ma sát dẫn đến các triệu chứng đau nhức và cản trở vận động.

thoai hoa khop goi 3

4 Dạng viêm khớp phổ biến nhất ở đầu gối 

Viêm khớp gối là tình trạng biểu hiệu của nhiều bệnh lý, sau đây 4 vấn đề phổ biến mà người bệnh thường gặp phải là:

1. Thoái hóa khớp gối

Sụn khớp bị tổn thương, sưng viêm và lượng dịch khớp bị giảm thiểu trong khi quá trình tái tạo sụn không đủ để khớp gối hoạt động như bình thường.

Nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh này là do sự thoái hóa tự nhiên hoặc đến từ các thói quen sinh hoạt sai tư thế, chế độ dinh dưỡng kém và vận động quá sức.

Vấn đề này thường sẽ tác động lên các đối tượng người cao tuổi. Thế nhưng hiện nay thoái hóa khớp gối đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống ít vận động của người trẻ tuổi. 

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng đến hệ xương khớp mà còn tác động tiêu cực đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể rất nguy hiểm.

Đây là một bệnh lý mãn tính do sự rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, dẫn đến sưng đau, xơ cứng vùng khớp ở khu vực này. 

Yếu tố dẫn đến bệnh lý này là do sử dụng các chất kích thích, thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng kéo dài, thừa cân béo phì, thói quen lười vận động,…

3. Viêm khớp sau chấn thương

Viêm khớp sau chấn thương là vì sự hao mòn của khớp. Các loại chấn thương có thể là do thể thao, tham gia giao động, té ngã, quân sự hoặc do các chấn thương vật lý khác. 

Va đập, trật khớp, tổn thương khớp xảy ra trong chấn thương là nguyên nhân của tình trạng viêm khớp gối. Sở dĩ như vậy là do tác động vật lý xảy ra đối với khớp làm cho khớp bị biến đổi cơ học, quá trình bào mòn ngày một tăng.  

4. Bệnh Gout

Nguyên nhân là vì sự rối loạn trong việc chuyển hóa axit uric, từ đó các tinh thể monosodium lắng đọng gây cản trở hoạt động của khớp xương. 

Vấn đề này xảy ra là do một số tác nhân như tác dụng phụ của thuốc điều trị, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa axit uric,…

Tần suất lưu hành bệnh gia tăng theo tuổi tác, gout thường xảy ra ở nam giới ở độ tuổi từ 40 – 60 tuổi và nữ giới sau thời kỳ mãn kinh. 

Triệu chứng của viêm khớp gối 

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm khớp gối điển hình như:

  • Đau khớp là triệu chứng tiêu biểu nhất, có thể đau khi vận động hoặc cả khi không vận động, thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng khi thức dậy.
  • Khi bạn ấn vào đầu gối sẽ có cảm giác hơi nóng.
  • Tầm vận động của khớp bị hạn chế, gây khó khăn trong di chuyển.
  • Gập duỗi đầu gối sẽ xuất hiện những âm thanh răng rắc, lụp cụp.
  • Sưng và cứng khớp, thường gặp trong trường hợp cấp tính.
  • Cứng khớp kéo dài, đôi khi phải dùng tay xoa đều mới trở lại bình thường.
  • Đỏ vùng da quanh khớp gối.
  • Đôi khi có kèm theo các triệu chứng khác ngoài khớp gối như: Ngứa, sụt cân, sốt,…
viem khop goi 2

Các giai đoạn viêm khớp gối 

Vấn đề về viêm khớp gối thường tiến triển một cách âm thầm qua 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng:

  • Giai đoạn sớm: Khi chụp X-quang sẽ thấy xuất hiện những đối gai nhỏ ở vùng gối, sụn bị tổn thương nhẹ.
  • Giai đoạn nhẹ: Các gai ngày càng dày đặc hơn, lớp sụn xương bị mỏng đi. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện nhưng không đáng kể và chỉ thoáng qua.
  • Giai đoạn giữa: Khoảng cách ở các đầu xương bị thu hẹp, kết quả X-quang cho thấy sụn đã bị tổn hại nặng. Biểu hiện đau nhức với tần suất dày đặc, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong vận động.
  • Giai đoạn nặng: Đây cũng là giai đoạn cuối và nguy hiểm nhất. Khoảng cách giữa các khớp xương rất hẹp, sụn bị vỡ hoặc có thể bị mất hoàn toàn, đôi khi xuất hiện sự biến dạng xương. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm khớp gối

Các yếu tố sau sẽ làm tăng khả năng gặp phải tình trạng viêm khớp gối:

  • Tuổi tác: Tuổi thọ càng tăng thì nguy cơ càng cao do sự rối loạn chuyển hóa và tích tụ các chấn thương trong thời gian dài.
  • Giới tính: Theo các thống kê thu thập được rằng phụ nữ có tỷ lệ bị viêm khớp gối nhiều hơn so với nam giới.
  • Tâm lý: Thường xuyên bị căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ khiến hệ thống miễn dịch và trao đổi chất bị rối loạn, dần dẫn đến tình trạng viêm khớp gối.
  • Chấn thương: Trật khớp, tai nạn, va đập ở khu vực khớp gối sẽ ảnh hưởng đến chức năng và khả năng hoạt động của khớp.
  • Thói quen sinh hoạt: Lười vận động, sử dụng nhiều thực phẩm gây hại, thiếu chất dinh dưỡng,…

Những ai có nguy cơ cao bị viêm khớp gối

Từ những yếu tố nêu trên, những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp gối:

  • Người trung niên và cao tuổi, đặc biệt xuất hiện nhiều ở những đối tượng từ 60 tuổi trở lên.
  • Người lao động chân tay, lao động nặng, duy trì trong tư thế bất lợi cho khớp gối, gập gối và đi nhiều.
  • Người thừa cân, béo phì vì trọng lượng cơ thể nặng sẽ tạo áp lực lên khớp gối khiến tình trạng viêm khớp gối dễ diễn ra.
  • Các vận động viên thể thao hay gặp các chấn thương ở khu vực khớp gối.
  • Người có tiền sử gia đình bị viêm khớp gối sẽ có khả năng cao hơn so với người bình thường do khả năng di truyền bệnh.
  • Người thường xuyên bị stress và căng thẳng trong thời gian dài.
nguoi cao tuoi

Viêm khớp gối có nguy hiểm không?

Viêm khớp gối là một chứng bệnh khá nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày:

  • Tác động tâm lý: Các cơn đau khớp gối gây khó chịu, bực bội khiến tinh thần suy bị giảm sút.
  • Tác động đến sức khỏe: Người bị viêm khớp gối luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.
  • Ảnh hưởng vận động: Đi lại gặp khó khăn, cản trở, không thể tiếp tục chơi một số bộ môn thể thao hoặc thực hiện một số công việc.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng của bệnh khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị suy giảm đáng kể.

Hơn thế nữa, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường:

  • Teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp
  • Suy giảm chức năng vận động
  • Thấp khớp cấp, có thể dẫn đến hư van tim và các bệnh lý về tim mạch khác.
  • Nếu trường hợp nặng còn khiến người bệnh bị tàn phế, bại liệt suốt đời.

 Chẩn đoán viêm khớp gối

Tình trạng viêm khớp gối có thể được chẩn đoán thông qua một số phương pháp dưới đây:

  • Kiểm tra các triệu chứng: Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng vận động của người bệnh, tầm hoạt động của khớp, sự biến dạng khớp cùng các vấn đề bất thường khác.
  • Xét nghiệm: Chụp X-quang là phổ biến nhất, chụp cộng hưởng từ, xét dịch khớp. Từ đó sẽ giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất về tình hình của bệnh nhân. Tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ có cách xét nghiệm phù hợp.

 Các phương pháp giúp điều trị viêm khớp gối

Hiện nay, có nhiều cách giúp cải thiện tình trạng viêm khớp gối hữu hiệu. Sau đây là một vài phương pháp mà bạn có thể tham khảo:

vat ly tri lieu
  • Sử dụng thuốc điều trị: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các loại thuốc phổ biến như paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid. Chủ ý không nên tự ý mua thuốc về uống tại nhà mà phải đi thăm khám để được kê toa phù hợp.
  • Phẫu thuật điều trị viêm khớp gối: Đối với các trường hợp nặng hoặc không thể dùng thuốc để chữa thì có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật khá tốn kém về chi phí và có thể để lại những di chứng về sau nên bạn cần cân nhắc thật kỹ.
  • Vật lý trị liệu: Châm cứu, xoa bóp, sóng ngắn, siêu âm, bấm huyệt cùng một số phương pháp khác sẽ giúp phục hồi chức năng của khớp, xoa dịu cơn đau hiệu quả.
  • Bài tập hỗ trợ: Bạn có thể thực hiện một vài động tác hằng ngày để cải thiện tình trạng viêm khớp gối như bài tập nâng chân, kéo giãn cơ, bắt chéo chân, nhấc chân,…
  • Chế độ ăn uống: Ăn uống điều độ, đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm gây hại cho xương khớp và bổ sung các dưỡng chất có lợi để hỗ trợ thuyên giảm viêm khớp gối.
  • Sử dụng các bài thuốc có sẵn từ thiên nhiên: Trong dân gian có nhiều bài thuốc được lưu truyền bào chế từ các dược liệu trong tự nhiên, chẳng hạn như lá lốt, ngải cứu, đinh lăng,…

Với những người bị đau khớp gối do thoái hóa khớp gối nên sử dụng các sản phẩm bổ sung Glucosamine, Chondroitin (có trong sụn cá mập),… 

Sở dĩ như vậy là do Glucosamine là loại đường tự nhiên có trong mô đệm của khớp. Cung cấp Glucosamine vừa giúp giảm đau hữu hiệu vừa cải thiện các vấn đề thoái hóa, giúp ổn định hoạt động của khớp gối.

Xem thêm:

Còn Chondroitin là một hợp chất quan trọng giúp ức chế các enzym phá hủy sụn, phục hồi các bệnh lý về xương khớp một cách hiệu quả. Đồng thời Chondroitin còn có khả năng xoa dịu cơn đau và giảm thiểu việc hình thành các tân mạch.

Viêm khớp gối là tình trạng tương đối nguy hiểm, cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để hạn chế những tác hại và biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, nếu thấy các dấu hiệu bất thường phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín trong khu vực để được thăm khám và xét nghiệm.

Phạm Nhất Hùng

Phạm Nhất Hùng

Mỗi bài viết đều là những kinh nghiệm mà tôi tích lũy được, hy vọng sẽ có ích cho các bạn.

      Tin Y Khoa
      Logo