Bệnh Gout và những biến chứng nguy hiểm

gout

Nhắc tới bệnh gout, con người ta không khỏi lo sợ và hoang mang vô cùng, bởi các biến chứng của bệnh gout li kì giống như phim kiếm hiệp vậy. Sự dằn vặt trong đau đớn khiến người bệnh rơi vào tuyệt vọng mà không cách nào có lối ra. Những lúc như vậy, bạn hãy vững tin lên nhé! Tìm hiểu thật kĩ từ nguyên nhân dẫn tới bệnh gout, các biểu hiển của bệnh gout để kịp thời điều  trị.

Tổng quan về bệnh Gout

Bệnh Gout là gì? Bệnh gout  là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới. Phần lớn các bệnh nhân bị bệnh gout được chẩn đoán là nam giới có độ tuổi trung niên. Khi axit uric tích tụ trong máu sẽ gây nên những cơn đau điếng người, thường  những cơn đau đột ngột giữa đêm sẽ gây sung tấy ở các khớp, nhất là các khớp ở chân (gồm bàn chân, đầu gối, mắt cá chân).

Nguyên nhân dẫn tới bệnh Gout

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bệnh gout là do trục trặc về  gen trong cơ thể, theo các nhà khoa học xác định 5 gen liên quan tới bệnh gout là: Glc6 – photphat tại gan, HGPRT1, 3 gen PRPPs có trong tinh hoàn.

Triệu chứng viêm là do các tinh thể nhỏ Acid Uric lắng đọng trong khớp gây nên, nó là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất Purin trong cơ thể. Việc thường xuyên uống rượu bia sẽ làm tăng hàm lượng Purin, là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra vô số các gốc tự do lang thang trong cơ thể và sẵn sàng phá hoại làm biến đổi gen. Đó cũng là lý do tại sao tỷ lệ người mắc bệnh gout, hầu hết là ở nam giới.

Biểu hiện của bệnh Gout

Biểu hiện của bệnh gout ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau:

Ở giai đoạn đầu tiên, chúng ta chưa thể phát hiện được mình bị mắc bệnh gout, do nó không có bất kỳ triệu chứng nào cả, ngoại trừ nồng độ Acid Uric trong máu tăng cao. Vì thế, bạn nên đi khám định kì để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật.

Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là: Đau khớp ngón tay cái và bị sưng đó, xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau khi ăn nhậu. Cơn đau xuất hiện ở các khớp: khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay. Ngoài ra, bị bệnh gout còn đau ở những khớp nhỏ có khắp nơi trên cơ thể.

Bệnh gout có các cơn đau tái phát trong vòng từ 1 đến 3 năm, tuỳ theo thể trạng và cách sinh hoạt của từng người. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm khớp bị tổn thương nghiêm trọng hệ lụy của bệnh gout là mất chức năng vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (do tinh thể Urat lắng đọng trong mô mềm).

Các biến chứng của bệnh Gout

Bệnh gout là bệnh cấp tính với những cơn đau dữ dội đến bất thình lình, nếu kịp thời phát hiện và điều trị sớm thì bệnh sẽ có những diễn biến tích cực hơn. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán sai hoặc chậm trễ tình trạng bệnh gout sẽ nặng hơn và dẫn tới tổn thương các khớp vĩnh viễn, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bị bệnh gout.

Tophi là biến chứng dễ gặp nhất

Tophi là những khối tinh thể urate cứng dưới da, khi các hạt tophi không được tiêu diệt sẽ phá hủy khớp, gây yếu cơ và làm mất khả năng vận động của các khớp tay lẫn khớp chân. Tophi hình thành ở các khớp và sụn ở ngón tay, cổ tay, bàn tay và bàn chân, cổ chân hoặc mắt cá chân. Ngoài ra, nó có thể hình thành quanh lỗ tai mà không gây đau đớn, trừ những khi cơn gout bùng phát biến chứng mạnh khiến các tophi sưng lên và bị viêm nghiêm trọngt

Theo thời gian, tophi sẽ phát triển với tốc độ chống mặt nếu không kịp thời phát hiện để chữa trị và nó là tác nhân ăn mòn các mô da quanh khớp, gây ra những tổn thương vĩnh viễn.

Tổn thương, biến dạng khớp

Trên thực tế, người ta thường có những nhầm lẫn chết người, khi nghĩ nó chỉ là bệnh viêm khớp gối, tay hay chân thông thường. Điều này làm mất thời gian và điều trị sai cách, khiến bệnh trở nên nặng hơn, gây dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí là tử vong.

Bệnh gout nếu không được chữa trị từ gốc thì các cơn gout sẽ tái diễn, chứng viêm cùng với sự phát triển của tophi sẽ dẫn đến những tổn thương ở mô khớp, khớp bị khô cứng lại và ảnh hưởng đến quá trình vận động. Tổn thương và biến dạng khớp cũng được xem là một trong những biến chứng nghiêm trọng, hủy hoại hoàn toàn các khớp, biểu hiện qua tình trạng xương bị xói mòn và mất sụn.

Đối với những trường hợp nặng, người bị bệnh gout cần phẫu thuật để khắc phục tổn thương gây ra ở khớp, có khi là phải cắt bỏ khớp xương. Tuy nhiên, nếu gia đình đáp ứng được nguồn kinh phí phẫu thuật thì nên thay khớp xương.

Biến chứng bệnh gout liên quan đến thận

Việc chuyển hóa purin thành acid uric tăng cao, dẫn đến dư thừa tinh thể muối urat, nó không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh gout mà còn gây sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận…

Sỏi thận

Người mắc bệnh gout có nguy cơ bị sỏi thận, vì tinh thể urate tích tụ trong đường tiết niệu lâu ngày sẽ hình thành nên các viên sỏi. Sỏi thận gây cản trở đường tiểu tiện, khiến người bị bệnh mót tiểu nhiều lần và đau rát mỗi khi đi tiểu. Khiến tình trạng viêm nhiễm dễ dàng phát triển trong hệ thống tiết niệu.

Hầu hết sỏi thận đều nhỏ và thoát ra ngoài theo đường tự nhiên, nên bạn cần uống  nhiều nước trong 1 ngày. Vì như vậy, sẽ giúp cơ thể bạn đào thải nhiều hơn và loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể theo đường tự nhiên một cách nhẹ nhàng hơnn. Thay vì, phải trải qua các cuộc phẫu thuật. Ngoài ra, có một số sỏi có thể sử dụng thuốc, với cơ chế làm cho nước tiểu ít axit hơn, làm tan sỏi thận đã hình thành.

Sỏi thận do hình thành từ tinh thể urate tích tụ trong thận để lại tổn thương và sẹo. Tổn thương thận để lâu qua năm tháng sẽ dẫn đến suy thận, đặc biệt  tình trạng sức khỏe sẽ xấu hơn  nếu bệnh gout cũng không được điều trị.

Tăng nguy cơ đột quỵ tai biến

Tinh thể urat lắng đọng tạo thành mảng xơ vữa trong lòng các mạch máu, làm tổn thương van tim, giảm lưu thông máu…Là  nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ rất.

Biến chứng khác

Ở giai đoạn mãn tính, bệnh gout gây ra những cơn đau đơn, khiến người bệnh như đi vào bế tắc và tuyệt vọng. Các cơn đau cứ kéo dài liên tục và thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của người bệnh.

Trong trường hợp này, ngoài sự tư vấn của bác sĩ và sự quan tâm động viên từ gia đình, thì người bệnh cần tự mình bình tâm suy nghĩ, bởi số phận đã đưa mình tới đây rồi thì không có lý do gì không vượt qua được, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.

Điều trị bệnh Gout như thế nào

Y học ngày phát triển và có nhiều thành tựu đáng tự hào, nó cũng là động lực cho nhiều người bị bệnh có tinh thần vượt qua nỗi lo để vững tin điều trị bệnh Gout- căn bệnh mà nhiều người vẫn hay nói đùa là “bệnh nhà giàu”.

Ngòai ra, người bệnh nên chuẩn bị tâm lý bởi bệnh gout không chữa khỏi được hoàn toàn. Phải kiểm soát nồng độ axit uric, chống viêm bằng cách dùng thuốc trong thời gian dài.

Nếu phát hiện và được chẩn đoán bệnh sớm, người mắc bệnh gout đều có thể sống và  sinh hoạt bình thường.

Bệnh tật là điều mà không ai mong muốn cả, nhưng một khi đã bị rồi thì bạn sẽ phải cố gắng hết sức có thể, nhất là về tinh thần. Tinh thần có lạc quan, thoải mái thì bệnh tật mới đi theo chiều hướng tích cực được. Ông cha ta có câu “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” quả không sai. Bên cạnh luôn giữ lửa tinh thần, bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh nhé!

Phạm Nhất Hùng

Phạm Nhất Hùng

Mỗi bài viết đều là những kinh nghiệm mà tôi tích lũy được, hy vọng sẽ có ích cho các bạn.

      Tin Y Khoa
      Logo